Nguyên liệu chế biến
Sợi bánh tằm bì luôn trắng tinh, bởi được chế biến từ loại gạo ngon nhất Bạc Liêu. Người ta đem gạo đi xay sau khi ngâm tận 3 ngày 3 đêm, xong đến giai đoạn hồ bột gạo bằng bột năng. Sợi bánh có ngon hay trắng tinh là ở giai đoạn này.
Nước cốt dừa phải được lấy từ trái dừa non, cho nước có vị béo ngọt. Cho một ít bột năng vào nước cốt dừa được làm nóng vừa phải cho có vị trắng tinh giống sữa, đồng thời nêm ít muối và đường sao cho có vị vừa mặn vừa ngọt là được.
Nước mắm ngọt được làm khá lạ. Người ta cho vào nước mắm nguyên chất một ít nước dừa, sau đó bỏ ớt tỏi băm nhỏ và chanh vào. Lúc này nước mắm ngọt cũng có vị vừa ngọt vừa mặn như nước cốt dừa
Bì: là da heo và thịt heo luộc thái nhỏ trộn với thính. Bì làm sẵn có bán rất nhiều ở chợ
Rau sống: là món không thể thiếu khi thường thức bánh tằm bì, chủ yếu là rau thơm, xà lách, dưa leo và một ít giá đỗ.
Đậm đà phong phị ẩm thực miền Tây
Bánh tằm bì là loại bánh quen thuộc ở các tỉnh miền Tây nhưng đối với Bạc Liêu bánh tằm bì ngon nổi bật, có thể nâng lên thành “đặc sản”. Loại bánh này được làm rất công phu. Cách làm bánh tằm rất công phu. Trước hết phải xay gạo, lấy bột đem nấu chín rồi cho vào cối ép bằng tay. Sau đó đem hấp mới có được những vỉ bánh thơm ngon. Để làm món bì người ta phải chọn da heo và thịt đem luộc trước khi xắt nhỏ thành sợi, mịn và đều, xong đem trộn chung với thính và ít gia vị.
Một đĩa bánh tằm bì ngon gồm có bánh tằm, bì, nước cốt dừa. Riêng bánh tằm bì Bạc Liêu còn điểm xuyết thêm một vài viên xíu mại giúp cho đĩa bánh tăng thêm chất lượng. Ăn kèm với món bánh tằm bì là nước cốt dừa, nước mắm và rau cải. Nước cốt dừa có thể chan vào tùy sở thích khẩu vị từng người.
Riêng nước mắm chan phải là thứ nước vừa chua, cay, mặn, ngọt mới tăng độ đậm đà. Có thể nêm chút tương ớt cho thêm đậm gia vị. Còn rau nhất thiết phải có xà lách, húng, giá và dưa leo xắt nhỏ. Chính mùi thơm thanh của rau cải hòa quyện với cái bùi bùi của bì và vị béo của nước cốt dừa càng kích thích thêm sự thèm ăn cho thực khách.
Món bánh tằm này hiện nay chỉ một vài nơi như Bạc Liêu là còn giữ được cái hồn, cái gốc xưa cũ. Các nơi khác đã “biến tấu” ra nhiều kiểu cách, tuy ngon, lạ miệng nhưng người thưởng thức không còn ấn tượng sâu sắc về món ăn dân dã truyền thống trên. Những người con vùng đất Bạc Liêu sống xa quê thường tự làm ăn chứ ít khi ra tiệm. Một số người “ngoại đạo” mới thưởng thức món ăn này thường cho thêm ít lát thịt nướng để ăn được đậm đà hơn./.