khách du lịch đến địa phương đạt khoảng 480.000 lượt, tăng 11,6% so với
cùng kỳ; trong đó có khoảng 135.000 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú
và khoảng 10.000 lượt khách quốc tế.
Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Doanh
thu du lịch, dịch vụ của tỉnh đạt gần 320 tỷ đồng, tăng 14,2% so với
cùng kỳ năm 2016; trong đó doanh thu nhà hàng, khách sạn ước đạt 135 tỷ
đồng. Theo
đánh giá của ngành chuyên môn, lâu nay Bạc Liêu biết đến thế mạnh du
lịch tâm linh, di tích lịch sử, văn hóa, trong khi các loại hình dịch vụ
“ăn theo” chưa hấp dẫn, chưa giữ chân được du khách. Phần lớn du khách
đến Bạc Liêu về trong ngày hoặc đến địa phương khác lưu trú. Tuy nhiên,
thời gian qua, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Bạc Liêu tăng khá,
phấn khởi nhất là doanh thu nhà hàng, khách sạn có bước khởi sắc rõ nét.
Để
giữ chân được du khách, tỉnh đã ưu tiên, kêu gọi đầu tư cho ngành du
lịch. Theo đó, các điểm, khu du lịch được đầu tư khang trang; hệ thống
nhà hàng, khách sạn từng bước kiện toàn, đội ngũ phục vụ được tập huấn,
hướng dẫn mang tính chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường kiểm tra các khu, điểm du lịch, các di tích
lịch sử – văn hóa, nhà hàng – khách sạn và các cơ sở lưu trú đạt tiêu
chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn, đảm bảo cơ sở vật chất, an
ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tốt
cho du khách. Về
lâu dài, Cà Mau tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số
14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 02 của Tỉnh ủy về đẩy
mạnh phát triển du lịch, Kế hoạch số 22 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị
quyết 02 của Tỉnh ủy. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc
tiến du lịch qua việc tham gia một số hoạt động xúc tiến du lịch ở các
tỉnh, thành phố trong và ngoài khu vực; triển khai thực hiện chương
trình hành động du lịch năm 2017; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và
nâng cao chất lượng các khu, điểm du lịch tiêu biểu đã được Hiệp hội Du
lịch đồng bằng sông Cửu Long công nhận; tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Đồng thời, tỉnh
tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đẩy mạnh tiến độ triển
khai các dự án du lịch như đường vào chùa Hưng Thiện; trùng tu, tôn tạo
và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ, các loại
nhà cổ, nhất là các di tích đã được xếp hạng gắn với việc tổ chức các
dịch vụ phục vụ khách du lịch như Đình An Trạch, Tháp Cổ Vĩnh Hưng, Chùa
Giác Hoa, Chùa Cỏ Thum…; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư kinh phí
cho việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa ở các cấp… Năm
2017, ngành du lịch Bạc Liêu phấn đấu đạt doanh thu 1.150 tỷ đồng, tăng
9,5% và đón 1,4 triệu lượt khách, tăng 13% so với năm trước./.