quan thiên nhiên hùng vĩ gắn với những bản sắc lâu đời của bà con dân
tộc thiểu số người Bahnar, Jrai… Những tiềm năng du lịch ấy vẫn đang
chờ được “đánh thức” để tạo ra các sản phẩm du lịch giá trị.
Bảo tàng Gia Lai trưng bày, lưu giữ các vật dụng của người bản địa từ xa xưa
Gia
Lai là một tỉnh phía Bắc Tây Nguyên, cũng là một cửa ngõ quan trọng khi
có các trục QL 14 19, 25 nối liền các khu vực Đông Nam Bộ, Duyên hải
miền Trung, TP.Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Gia Lai còn là một tỉnh có nguồn
tài nguyên du lịch khá đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ,
nhiều danh lam thắng cảnh còn giữ nguyên nét hoang sơ. Một kho tàng văn
hóa di sản phi vật thể của nhân loại là “Không gian văn hóa Cồng chiêng
Tây Nguyên” được UNESCO công nhận. Trong
những năm qua, UBND tỉnh Gia Lai đã cùng phối hợp với các Sở, ban, ngành xây
dựng đã đề ra nhiều đề án nhằm phát triển quy hoạch tổng thể ngành du
lịch của tỉnh nhà. Qua đó mở rộng cửa, tạo các chính sách ưu đãi để thu
hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch vào tìm hiểu và phát triển
quảng bá, đưa du lịch Gia Lai hội nhập vào du lịch Việt Nam. Hội nghị
xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2017 với chủ đề “Gia Lai – Tiềm năng –
Hợp tác – Phát triển” vừa qua cũng là “đòn bẩy” để ngành du lịch Gia Lai
bước sang một trang mới. Mới
đây, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Gia Lai đã phối hợp với Sở Du lịch
TP. Hồ Chí Minh cùng hơn 20 doanh nghiệp kinh doanh du lịch của hai địa
phương đi thực tế, khảo sát các điểm du lich ở TP.Pleiku, Chư Păh, khu
vực Đông Trường Sơn như các huyện Kbang, Thị xã An Khê, Đăk Pơ. Qua đó,
đánh giá đúng thực trạng về những tiềm năng, thế mạnh của du lịch Gia
Lai. Đây cũng là dịp để Gia Lai có thể giới thiệu đến các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch nhưng gì mà Gia Lai đang sở
hữu; lắng nghe những ý kiến đóng góp của các thành viên trong đoàn để có
thể xác định được vị trí của Gia Lai, khắc phục những điểm còn hạn chế. Bà
Phan Yến Ly (Đại diện Công ty du lịch Sài Gòn Tourist) nhận xét: “Theo
tôi, Gia Lai đã có trong mình những nét đặc trưng riêng mà không nơi nào
có được. Nhưng để biến nó thành một sản phẩm du lịch thì tỉnh cần nổ
lực hơn nữa trong việc bảo tồn, quảng bá, xây dựng một môi trường du
lịch thân thiên. Đồng thời, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao
thông, tập huấn, nâng cao trình độ cho những các hướng dẫn viên, chuyên
viên du lịch…” Theo ông Hà
Trọng Hải, Giám đốc Công ty Du lịch Cao Nguyên Việt, Gia Lai – một công
ty du lịch đã gắn bó với ngành du lịch Gia Lai hơn 20 năm: “Gia Lai đang
nắm giữ một “viên ngọc quý” mà thiên nhiên đã ban tặng. Những nét văn
hóa cồng chiêng và cảnh sinh hoạt đời thường của bà con đồng bào dân tộc
đã mang đến cho Gia Lai những nét đặc trưng riêng. Các khách du lịch
đến với Gia Lai cũng rất thích thú với vẻ hoang sơ, mộc mạc ở mảnh đất
bazan. Nhưng khi du khách đến lại không biết đến những điểm vui chơi,
tham quan, vị trí các món ăn ẩm thực đã làm nên thương hiệu cho mảnh đất
phố núi này…”
Trao
đổi tai buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đức Hoàng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia
Lai nhấn mạnh: “Phát triển du lịch Gia Lai luôn gắn liền với lịch sử,
bản sắc văn hóa, thiên nhiên. Từ những cái có sẵn, tỉnh luôn mở rộng kết
nối với các tỉnh lân cận như Bình Định, Phú Yên… để tạo ra chuỗi du
lịch nhằm cho du khách những chuyến đi với những trải nghiệm mới mẻ.
Tỉnh cũng đã lên kế hoạch để bồi dưỡng nguồn hướng dẫn viên, nhân viên
du lịch để cùng nhau xây dựng một ngành du lịch Gia Lai bền vững, phát
triển”.
Ông Bùi Tá
Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cho biết: Hiện tại, lãnh
đạo hai địa phương Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh đã xác định và tiến hành
kí kết hợp tác, việc kí kết này đã tạo nền tảng để đẩy mạnh quảng bá du
lịch Gia Lai tại TP. Hồ Chí Minh, qua đó tạo các tour du lich văn hóa,
du lịch cộng đồng. Việc kết nối giữa hai địa phương cũng đã làm phong
phú thêm món ăn tinh thần nhằm phục vụ du khách trong và ngoài nước thêm
nhiều lựa chọn…Trong thời gian sắp tới, hai bên sẽ có nhiều hỗ trợ để
biến du lịch Gia Lai thành những sản phẩm có giá trị phục vụ du khách.Du
lich Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang trên đà phát triển.
Nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có vẫn chưa được đầu tư khai
thác để tạo ra các sản phẩm du lịch giá trị. Để “đánh thức”, khai thác
hiệu quả hơn nữa tiềm năng du lịch Gia Lai thì không thể thiếu sự liên
kết. Trước hết là liên kết liên vùng với khu vực miền Trung, Nam Trung
bộ, sau đó là các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải nam Trung bộ, tạo các
tour du lịch “lên rừng, xuống biển”./.