Toàn cảnh hội nghị
Tại
hội nghị, PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quán triệt Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày
18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân
sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an
toàn, bền vững.
Tiếp
đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn quán triệt Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nghị quyết đánh giá tình hình, kết quả
sau 15 năm ngành Du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những
kết quả quan trọng. Đồng thời, nhấn mạnh những quan điểm, mục tiêu và
những nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn.
Nghị
quyết số 08-NQ/TW đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh
tế-xã hội, thu hút 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu
lượt khách nội địa, đóng góp trên 10% GDP; tổng thu từ khách du lịch đạt
35 tỉ USD. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi
nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt
Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực
Đông Nam Á. Nghị quyết đã chỉ ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với các nội
dung cụ thể, thiết thực để đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.
Phát
biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh nhấn
mạnh: Nghị quyết số 07-NQ/TW, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị
(khóa XII) là những Nghị quyết quan trọng có ý nghĩa thời sự, cấp thiết,
sát thực đối với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nói
chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng. Nhất là Nghị quyết 08 của Bộ
Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn càng có
ý nghĩa đối với đặc thù của Ninh Bình khi trong những năm qua, du lịch
Ninh Bình có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực vào sự nghiệp
phát triển của tỉnh.
Trên
tinh thần các Nghị quyết của Trung ương, Chương trình hành động của
Tỉnh ủy và việc xây dựng Chương trình hành động của các Huyện, Thành ủy;
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Thị Thanh yêu cầu việc tổ chức học tập, quán
triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận, Chương trình hành
động, Kế hoạch phải được đổi mới, kịp thời, phù hợp tình hình thực tế
của địa phương, đơn vị. Hướng tới mục tiêu thống nhất nhận thức, tư
tưởng, hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo thiết thực,
hiệu quả của toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh.
Hương Lê