Trạm khắc mỹ nghệ, sơn son thiếp bạc là một trong những nghề thủ công truyền thống tại thôn Bình Cầu, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đến nay làng nghề đã từng bước ổn định và phát triển trở lại. Các sản phẩm đồ thờ cúng như; Hoành phi câu đối, cửa võng, ngai, bát bửu, bát cống được thị trường cả nước ưa chuộng. Không chỉ bắt mắt bởi đường nét trạm trổ tinh xảo hay nước sơn son thiếp bạc bóng đẹp. Chất liệu gỗ cũng được các nghệ nhân, cơ sở sản xuất đặc biệt coi trọng, nếu như một số nơi làm bằng chất liệu gỗ mít thì làng nghề đã chuyển sang sử dụng gỗ dổi nhập khẩu. Chính vì vậy các sản phẩm của làng nghề đã được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Nếu như trước đây làng nghề chỉ sản xuất vào dịp lễ hội đầu năm hoặc cuối năm, thì nay quanh năm các sơ sở đều bận rộn, qua đó tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, đồng thời nhân cấy nghề mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hoài Thượng trong những năm qua. Nếu như nghề điêu khắc đồ thờ cúng tưởng chừng như mai một thì với sự quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện của chính quyền địa phương về mặt bằng, nguồn vốn. Các cơ sở sản xuất trong làng đã từng bước vươn lên thoát ra được giai đoạn khó khăn. Không chỉ vậy Hoài Thượng còn phát triển mạnh nghề làm màn xuất khẩu tại thôn Đại Mão cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Nếu như từ một vài hộ sản xuất thì nay toàn xã đã có tới gần 150 hộ may màn xuất khẩu với 4 Cty, tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương và các vùng lân cận.
Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn đó là đích đến cuối cùng của chương trình xây dựng nông thôn mới. Hoài Thượng đã đã và đang có những biện pháp hiệu quả duy trì làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề mới, qua đó góp phần xây dựng Thuận Thuận ngày một đổi mới và phát triển./.