nghề dệt Lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do
Trung tâm sách kỉ lục Việt Nam trao tặng theo giấy xác lập kỉ lục số
1485/KLVN/2014 chính thức từ ngày 14/2/2014.
Lụa Vạn Phúc với trên 1.000 năm tuổi nghề từng được coi là vật phẩm tiến
vua và từng được chọn tham gia hội chợ đấu xảo quốc tế Marseille năm
1931, tại Paris năm 1932 và được người Pháp đánh giá là Đệ nhất tinh xảo
của vùng Đông Dương.
Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ
kính quê ngày xưa như hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen,
cạnh cây đa cổ thụ, buổi chiều vẫn họp chợ trước đình. Làng lụa Vạn
Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống. “Lụa Hà
Đông” cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà
Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung
dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ
sinh sống tại làng nghề. Hằng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu
m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề (khoảng 27 tỷ đồng).
Hiện nay, Vạn Phúc có trên 1.000 máy dệt và hằng ngày có khoảng 400 lao
động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc. Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc
lên ngày càng nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.
Năm 2011-2013, lụa Vạn Phúc được tặng “Thương hiệu vàng Thăng Long”.
Trong nghị quyết của HĐND TP Hà Nội vừa qua, làng lụa Vạn Phúc cũng được
chọn là 1 trong 7 làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội cần được
bảo tồn./.