Close Menu
    Facebook X (Twitter) Instagram
    dulich.chamraovat.net
    • Trang chủ
    • Tin tức
    • Hoạt động
    • Non nước
      • Di tích – Danh thắng
      • Văn hóa – Lễ hội
      • Ẩm thực ba miền
      • Làng nghề, làng cổ
    • Hành trang
      • Bạn có biết
      • Ấn phẩm du lịch
    • Ðầu tư Du lịch
    • Nhìn ra thế giới
    • Đăng Nhập
    • .
      • 12betvn
      • 12b12 Life
    Facebook X (Twitter) Instagram
    dulich.chamraovat.net
    Home»Non nước Việt Nam»Văn hóa - Lễ hội»Nghề dệt zèng của đồng bào dân tộc A Lưới trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Văn hóa - Lễ hội

    Nghề dệt zèng của đồng bào dân tộc A Lưới trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    adminBy admin18/01/2017Updated:09/03/2019Không có bình luận4 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
    Ngày 16/1, tại Trung tâm sinh hoạt cộng đồng huyện A Lưới, UBND huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh này tổ chức Lễ đón Bằng công nhận nghề dệt zèng của đồng bào Tà Ôi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    Dệt zèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân tộc Tà Ôi, huyện miền núi A Lưới. Những sản phẩm từ tấm zèng là lễ vật hoặc trang phục không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng hoặc các lễ hội quan trọng của đồng bào vùng cao A Lưới. Mỗi sản phẩm dệt zèng có giá trị về nhiều mặt, vừa là vật dụng, bảo đảm nhu cầu sinh hoạt vừa là tác phẩm nghệ thuật, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa tộc người Tà Ôi. Trải qua hàng trăm năm, nghề dệt zèng được người dân địa phương gìn giữ và lưu truyền; họ tự tìm kiếm nguyên liệu để dệt nên những tấm zèng đa màu sắc, họa tiết hoa văn độc đáo.

    Tại Lễ đón Bằng công nhận nghề dệt zèng của đồng bào Tà Ôi.

    Theo nghệ nhân dân gian nghề dệt zèng Hồ Thị Hợp, để tạo nên một tấm zèng đẹp, ngoài sự chuẩn bị nguyên liệu, bao gồm sợi vải, hạt cườm và lục lạc, từ những bàn tay khéo léo của người phụ nữ Tà Ôi, sự nhẹ nhàng uyển chuyển trên khung dệt và sự khéo léo, tỉ mỉ trong việc đính cườm đã tạo nên những hệ hoa văn độc đáo.
    Tại lễ đón nhận, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã trao Giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân đã có thành tích trong công tác bảo tồn và xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề dệt zèng. Bên cạnh đó, huyện A Lưới đã tổ chức nhiều hoạt động như trình diễn kỹ thuật dệt zèng, trình diễn thời trang zèng và tổ chức cho bà con cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tham gia để hiểu hơn nữa giá trị về mặt văn hóa của zèng.

    Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Hiện nghề dệt zèng ở A Lưới được công nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người dân lúc nhàn rỗi; đồng thời có thể khai thác làm sản phẩm du lịch đặc trưng thông qua các tour, tuyến du lịch nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, lịch sử làng nghề… góp phần giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở A Lưới.

    Hoạt động trưng bày, trình diễn thời trang zèng.

    Được biêt, sau ca Huế, nghề dệt zèng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ hai của Thừa Thiên – Huế được tôn vinh. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện miền núi A Lưới tiếp tục bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị nghề dệt zèng. Sau khi đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, sẽ góp phần quảng bá và tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề dệt zèng; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt zèng, góp phần gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin

    Related Posts

    Du lịch Indonesia Tết ghé thăm hàng ngàn đảo lớn nhỏ

    04/12/2024

    Du lịch Châu Âu 2025 Tết rực rỡ cảnh sắc thiên nhiên

    08/10/2024

    Tour du lịch châu Âu Tết Nguyên Đán 2025

    07/10/2024

    Comments are closed.

    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
    © 2025 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.