Các bạn gái khi bước vào thời kỳ đầu mang thai thường rất lo lắng, nhất là các bà mẹ trẻ lần đầu mang thai. Kiến thức, kinh nghiệm về sinh sản của họ hầu hết là chưa có vì vậy tâm lý của họ cũng rất nặng nề.
Để giúp bổ sung kiến thức mang thai cho các bạn trẻ, hôm nay các bác sỹ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thiện Hòa sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về những điều nên làm và cần tránh trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai.
Xem thêm:
kế hoạch hóa gia đình là gì |
hút điều hòa kinh nguyệt hết bao nhiêu tiền |
1. Những điều cần làm
– Bổ sung axit folic: Đây là việc làm cực kỳ quan trọng khi mang thai 3 tháng đầu. Vì nhu cầu về axit folic của bà bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày. Vì vậy hãy đảm bảo mình đáp ứng đủ axit folic cho nhu cầu của cơ thể và sự phát triển của thai nhi.
– Học hỏi kinh nghiệm: Hãy nói chuyện với những bà mẹ khác và học hỏi kinh nghiệm từ các diễn đàn, có thể bạn sẽ nhận được những lời khuyên vô giá. Tuy nhiên, bạn hãy thông thái trong việc chọn lọc thông tin nhé!
2. Những mốc quan trọng cần siêu âm
– 6 tuần: Hoạt động tim thai thấy được qua siêu âm ở tuần thứ 6 thai kỳ. Hãy đến gặp bác sĩ và siêu âm để xác nhận thai kì của bạn đang phát triển hoàn toàn bình thường.
– 12 tuần: Đây là thời điểm duy nhất có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm như: bệnh down, dị dạng tứ chi, thoái vị cơ hoành… Vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua thời điểm quan trọng này nhé!
3. Những hoạt động nên làm để mẹ và thai nhi cùng khỏe
– Đi bộ: Đi bộ nhẹn nhàng, thong thả giúp máu lưu thông tốt hơn, mang lại sự thoải mái cho bạn.
– Tập yoga: Tập yoga sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dồi dào khí oxy, làm dịu hệ thần kinh, đồng thời cũng giúp tăng cường oxy cho bào thai.
– Ăn trứng và rau xanh: Trứng và rau cải bó xôi là 2 thực phẩm được khuyên nên ăn nhiều trong 3 tháng đầu mang thai vì nó có chứa nhiều choline – chất quan trọng hình thành các dây thần kinh ghi nhớ và học tập ở bào thai. Ngoài ra nó còn có olate, vitamin A và C, cũng như canxi, sắt, magiê, kali và vitamin B6.
– Nghỉ ngơi: Khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi vì phải “vận hành” hết công suốt để hỗ trợ cho thai nhi. Vì vậy những giấc ngủ ngắn và tranh thủ thời gian nghỉ ngơi là điều bạn nên làm trong thời gian này. Nó giúp bạn tăng cường năng lượng để cho bé có một khởi đầu tốt đẹp.
4. Tình trạng mất ngủ trong 3 tháng đầu mang thai
Lúc này tử cung vẫn còn nhỏ, chưa bị đẩy lên khỏi khung xương chậu nên nó gây sức ép tới bàng quang khiến bạn thường xuyên mót tiểu. Cùng vớisự thay đổi của hoomon progesterone khiến bạn cực kỳ mệt mỏi. Một khi quá mệt mỏi, bạn sẽ trằn trọc và gây mất ngủ. Để tránh mất ngủ, bạn nên duy trì một số thói quen tốt như: không dùng đồ uống có caffein, tránh uống rượu và hút thuốc lá, nên đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày và tập thể dục nhẹ nhàng.
5. Đối phó với những cơn nghén
Những cơn nghén khiến bạn khó có thể ăn chọn vẹn một bữa ăn như bình thường vì vậy bạn hãy chia nhỏ các bữa ăn, ăn ít một sẽ khiến bạn dễ ăn hơn, đồng thời đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho thai nhi.
– Tránh những đồ ăn quá béo vì chất béo làm cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa, thức ăn ở lâu trong dạ dày và làm gia tăng cơn buồn nôn.
Trên đây là những kiến thức mang thai mà bạn cần biết để chăm sóc tốt cho bản thân và đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu. Nếu còn có những thắc mắc và muốn tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này bạn có thể liện hệ với chúng tôi theo thông tin đường dây nóng 038.5990.114 để được tư vấn và đặt lịch khám bệnh miễn phí.
Nguồn: http://phathai.org/kien-thuc-mang-thai/179-kien-thuc-mang-thai-trong-3-thang-dau.html