Thời trang là 1 mặt hàng tiêu dung thiết yếu hàng ngày, để tăng độ uy tín, khả năng cạnh tranh trên thị trường vì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho thời trang của bạn là điều quan trọng, nó còn bảo vệ bạn khỏi những hành vi làm nhái, giả nhãn hiệu.
Việc đăng ký nhãn hiệu thời trang cũng không quá khó mà nó cũng không phải là dễ, dưới đây là các bước đăng ký cụ thể mà Hãng Luật TGS chia sẻ:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Mẫu nhãn hiệu
– Đơn đăng ký
– Danh mục hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu thời trang
– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh đối với chủ sở hữu là doanh nghiệp, CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với các nhân là chủ sở hữu
– Tài liệu, giấy tờ hưởng ưu tiên nếu có
– Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người khác hoặc đơn vị khác thực hiện)
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thời trang nộp tại Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện chính thức tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng theo 2 hình thức: trực tiếp tại trụ sở và qua đường bưu điện.
Bước 3: Đóng chi phí theo quy định
Khi nộp hồ sơ bạn cần phải nộp một số chi phí nhất định. Mức phí đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC. Cụ thể:
– Phí nộp đơn:
+ Đơn dạng giấy: 180.000 VNĐ
+ Đơn kèm tài liệu điện tử: 150.000 VNĐ
+ Đơn trong mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ thì người nộp đơn phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi, mỗi sản phẩm/dịch vụ nộp thêm 30.000 VNĐ
– Phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 đồng
– Phí thẩm định nội dung: 300.000 VNĐ. Đơn có trên 6 sp/dịch vụ, nộp thêm mỗi sp/dịch vụ 60.000 VNĐ từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi
– Phí tra cứu nhãn hiệu: 60.000 VNĐ . Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu cho thời trang của bạn có trên 6 sản phẩm thì phải nộp thêm mỗi sản phẩm là 24.000 VNĐ từ sản phẩm thứ 7 trở đi
– Phí đăng bạ Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 120.000 VNĐ
– Phí cấp Văn bằng: 120.000 VNĐ
– Phí công bố Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ
Bước 4: Xử lý hồ sơ
Đây là trách nhiệm của Cục sở hữu trí tuệ, vì vậy ở bước này bạn không phải làm gì chỉ cần chờ Cục xử lý theo các trình tự, nếu có sai sót gì thì Cục shtt sẽ thông báo cho bạn cụ thể lý do để bạn chỉnh sửa, bổ sung cho đầy đủ, chính xác.
Việc xử lý được thực hiện theo trình tự cụ thể:
– Thẩm định hình thức đơn
– Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp
– Thẩm định nội dung đơn
– Quyết định cấp hoặc từ chối cấp Văn bằng bảo hộ
Trên đây là các bước thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho thời trang, nếu bạn đang là đơn vị kinh doanh mặt hàng thời trang và muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình có thể tham khảo và thực hiện. Nếu có bất kì thắc mắc hay khó khăn nào liên hệ tổng đài 1900.8698 để được luật sư TGS Law tư vấn chi tiết