Tiêu chảy cấp là một vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở bất kỳ đâu trên thế giới. Nó có thể rất nguy hiểm và đáng sợ vì nó làm mất nước rất nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ em. Trong khi đó bạn đang cho con bú và có thể không phân biệt được em bé đang đại tiện bình thường hay đang bị tiêu chảy. Bài viết này chúng ta sẽ nói nhiều hơn về vấn đề tiêu chảy ở trẻ em
1. Bé thường xuyên đại tiện so với tiêu chảy
Trẻ sơ sinh có thể có nhu động ruột trong mỗi lần thay tã, trong khi trẻ lớn hơn có thể ị một lần một ngày hoặc vài ngày một lần. Cách bạn cho bé ăn cũng ảnh hưởng đến nhu động ruột của bé.
Bé bú sữa mẹ:
Có thể phân của bé có màu vàng và mềm hoặc chảy nước có các hạt nhỏ trong đó, bạn không cần lo lắng về điều này. Đó là điển hình của phân em bé bú sữa mẹ, và nó ổn nếu bạn nhìn thấy nó mỗi khi bạn thay tã. Nhưng vì phân bình thường của bé bú mẹ cũng trạng thái lỏng nên khó phân biệt với phân khi bị tiêu chảy. Do đó bạn nên thận trọng và có thể quan sát dấu hiệu mất nước và số tã bẩn mỗi ngày để phân biệt
Bé ăn sữa công thức:
Phân của bé ăn sữa bột có xu hướng đậm màu hơn, từ vàng đậm sang nâu. Chúng thường đặc và cứng hơn so với phân bé bú sữa mẹ. Thông thường sẽ dễ dàng phân biệt được phân bé tiêu chảy hay không khi bé ăn sữa công thức
Bé ăn kết hợp sữa mẹ và công thức:
Nếu bạn cho bé ăn kết hợp cả sữa mẹ và sữa công thức thì phân của bé có thể là sự kết hợp của 2 loại trên
Thông thường ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thì việc quan sát phân bé có thể phải là một phản xạ cơ bản của bà mẹ mỗi ngày, như vậy sẽ nhận ra ngay điều bất thường với tiêu hóa của bé. Nếu không thì việc đếm tã bẩn mỗi ngày cũng là cách hay, trẻ sơ sinh chỉ 1-2 tã bẩn mỗi ngày nhưng nếu nhiều hơn thì cần xác định xem bé có tiêu chảy hay không
2. Nguyên nhân tiêu chảy
Nguyên nhân chung cho tất cả trẻ sơ sinh
Bệnh tật:
Virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em. Nó có thể lây lan thông qua tiếp xúc hoặc chơi chung đồ chơi với các bé trong cùng nhà trẻ bị tiêu chảy
Bắt đầu ăn dặm:
Những thay đổi trong chế độ ăn của bé có thể dẫn đến thay đổi nhu động ruột của bé. Các sản phẩm sữa, trứng, gluten, đậu phộng và động vật có vỏ có thể gây dị ứng thực phẩm và nhạy cảm dẫn đến tiêu chảy.
Một số loại thuốc:
Nếu em bé của bạn phải dùng thuốc như kháng sinh, nó có thể gây khó chịu cho dạ dày và gây ra phân lỏng.
Điều kiện y tế:
Một số điều kiện y tế, chẳng hạn như viêm ruột có thể gây ra tiêu chảy.
Mọc răng:
Mọc răng không có khả năng là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, trẻ mọc răng đưa mọi thứ vào miệng, do đó có thể vi khuẩn từ đồ chơi, tay của bé và tất cả mọi thứ có thể theo đó vào đường tiêu hóa và gây ra tiêu chảy
Nguyên nhân khi cho con bú
Chế độ ăn của mẹ:
Một số thực phẩm trong chế độ ăn của bạn có thể đi vào sữa mẹ và gây ra dị ứng hoặc nhạy cảm ở bé bú mẹ và gây ra tiêu chảy. . Sữa bò, sô cô la, thực phẩm có ga, thực phẩm cay và caffeine là những thực phẩm có khả năng gây ra vấn đề nhất.
Mẹ dùng thuốc nhuận tràng:
Chất làm mềm phân và một số chất bổ sung chất xơ nhẹ hoặc thuốc nhuận tràng dạng khối thường an toàn để sử dụng trong khi bạn cho con bú. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng loại kích thích mạnh có thể truyền sang bé và gây tiêu chảy
Cai sữa:
Ở một số nước phát triển thì cai sữa sẽ thay thế sữa mẹ bằng các chế phẩm từ sữa khác cho em bé và có thể những protein lạ này sẽ gây kích thích nhu động ruột nên bị tiêu chảy. Còn một số nước kém phát triển thì khi cai sữa mé sẽ ăn những thực phẩm thông thường nhưng có khả năng nhiễm khuẩn cao dẫn tới tiêu chảy
Nguyên nhân khi ăn sữa công thức
Dị ứng sữa công thức:
Trẻ sơ sinh có thể bị tiêu chảy do dị ứng hoặc nhạy cảm với loại sữa bột trẻ em bắt đầu dùng. Nhiều nhãn hiệu sữa bột dành cho trẻ sơ sinh được làm từ sữa bò và protein trong sữa bò có thể gây dị ứng thực phẩm ở trẻ.
Nếu phát hiện bé nhà mình không phù hợp với loại sữa công thức đang dùng thì bạn nên chuyển đổi sang thương hiệu khác để được đảm bảo hơn. Khi mua các loại sửa công thức để có giá tốt và mua được hàng chính hãng bạn nên chọn lựa mua trên Sendo. Ngoài ra, khi mua hàng Sendo bạn nhận được rất nhiều ưu đãi về giá cũng như nếu biết cách sử dụng voucher Sendo sẽ rất tiết kiệm. Cách sưu tầm và sử dụng voucher, mã giảm giá Sendo được hướng dẫn chi tiết trên magiamgiasendo.com
Nhiễm khuẩn:
vi khuẩn có thể xâm nhập vào sữa công thức của bé theo 2 con đường đó là ô nhiễm công thức do bảo quản không tốt hoặc do nguồn nước pha chế sữa công thức. Do nhiễm khuẩn nên bé dễ bị tiêu chảy.
3. Sự mất nước do tiêu chảy
Khi bé bị tiêu chảy thì nước được đưa vào cơ thể nhưng không hấp thu được đồng thời vẫn bài thải như thông thường nên bé sẽ có thể bị mất nước nếu tiêu chảy kéo dài. Mất nước ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra rất nhanh và có những triệu chứng sau:
- Ít hơn 6 tã ướt mỗi ngày (24 giờ)
- Khô miệng và môi
- Thiếu nước mắt khi bé khóc
- Cho ăn kém
- Một điểm mềm hoặc chìm xuống cong trên đỉnh đầu của em bé
- Cáu gắt
4. Xử trí
Điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thì chủ yếu tập trung vào việc giữ cho trẻ không bị mất nước. Nếu tiêu chảy nhẹ bạn có thể xử lý tại nhà.
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là tiếp tục cho bé ăn. Cho con bú hoặc cung cấp bình sữa thường xuyên hơn trong khi con bạn có phân lỏng để cung cấp thêm nước
Không nên dừng cho bé ăn chỉ để nghỉ ngơi vì bé đang mất nước mà không cấp thêm nước thì tình tràng mất nước lại càng nhanh chóng và nặng lên
Nếu bạn đang cho con bú và con bạn đang bú tốt, bạn không cần cho trẻ uống nước bù nước như Oresol trừ khi bác sĩ hướng dẫn bạn làm như vậy.
Nếu con bạn đang ăn sữa công thức thì vẫn nên cho ăn như mọi khi và không nên pha loãng thêm nước để cung cấp thêm. Nếu cần thiết thì cho bé uống thêm Oresol nếu bác sĩ yêu cầu
Bác sĩ có thể yêu cầu một loại thuốc kháng sinh cho con bạn nếu tiêu chảy là do bệnh hoặc nhiễm trùng.
Tã ướt có thể gây kích ứng da của bé và gây ra chứng hăm tã, vì vậy hãy thường xuyên thay tã ướt và bẩn. Cố gắng giữ cho khu vực tã của bé sạch sẽ và khô ráo nhất có thể.
Tránh cho trẻ uống thuốc không kê đơn khi bị tiêu chảy. Thuốc chống tiêu chảy có thể gây hại cho trẻ nhỏ, vì vậy không nên dùng.
Theo dõi các dấu hiệu mất nước được liệt kê ở trên. Tiêu chảy nghiêm trọng dẫn đến mất nước có thể cần điều trị bằng truyền dịch trong bệnh viện.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, nó có thể truyền nhiễm và lây sang những người khác trong gia đình bạn. Vì vậy, hãy rửa tay sau khi thay tã cho con hoặc sử dụng phòng tắm, và nhắc nhở các thành viên khác trong gia đình rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc
5. Khi nào cần bác sĩ
Tiêu chảy có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì nó có thể dẫn đến mất nước cấp và giảm cân nhanh. Nếu bé đại tiện nhiều hơn 2 lần một ngày với phân lỏng thì có thể là bị tiêu chảy. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa bé tới bệnh viện nếu:
- Đó là một bé sơ sinh đang tiêu chảy
- Con bạn bị sốt hoặc các triệu chứng khác đi kèm với tiêu chảy
- Có máu trong phân của em bé
- Con bạn có vẻ đau đớn khó chịu
- Bé ăn không ngon
- Em bé buồn ngủ quá mức có thể là dấu hiệu của mất nước nặng
- Bệnh tiêu chảy không hết trong vòng 24 giờ
- Bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu mất nước
>>> Xem thêm: ” Người tiểu đường khi mang thai nên ăn gì?“
Lời kết:
Tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân dẫn tới. Thế nhưng nếu bạn chú ý quan sát và hiểu biết về bệnh thì có thể phòng ngừa và xử lý kịp thời giúp bé ăn toàn hơn. Chúc bé yêu của bạn mạnh khỏe!