Bún hến, bún thịt nướng hay bún bò giò heo… là những món ngon mà du khách không thể bỏ qua khi đến thăm vùng đất cố đô xinh đẹp.Bún hến Bún hến là món ăn biến thể từ món cơm hến của tầng lớp bình dân vùng cồn Hến ven sông Hương xưa. Một tô bún hến đầy đủ gồm bún, hến xào, ớt tương, ớt tươi, nước ruốc, dầu mỡ, rau thơm, bắp chuối được thái mỏng và da heo rán phồng. Bên cạnh là tô nước hến và một khay gia vị để khách có thể tự…
Tác giả: admin
Khu trung tâm làng nghề tre dừa nứa xã Cẩm Thanh vừa được TP.Hội An bàn giao cho xã Cẩm Thanh tổ chức khai thác, quản lý với kỳ vọng tạo điểm nhấn cho vùng du lịch sinh thái sông nước này.Khu trung tâm làng nghề tre dừa nứa xã Cẩm Thanh (1,5ha), với nguồn vốn đầu tư khoảng 4 tỷ đồng đã ra đời trước cơn sốt đầu tư du lịch phát triển. Một nhà điều hành, đón tiếp khách, 2 công trình phụ và 12 lô đất (400m2) để người dân đưa tre, dừa, nứa đến sản xuất…đã…
Làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến – nơi được coi là cái nôi dệt thêu thổ cẩm của đồng bào Thái (Quỳ Châu- Nghệ An). Ở Hoa Tiến nhà nào cũng có khung dệt, không những người già, trung niên mà kể cả những bé gái đều biết dệt, thêu thổ cẩm. Vào dịp cuối năm hay sắp đến ngày lễ hội không khí bản làng lại rộn hẳn lên. Bằng đối bàn tay khéo léo, các bà, các chị đã cho ra thị trường hàng trăm sản phẩm phong phú đa dạng, từ thổ cẩm tấm, quần áo, ga trải…
Qua bao thăng trầm, có lúc phải tạm dừng hoạt động, nhưng nhờ được Nhà nước quan tâm hỗ trợ bằng nhiều hình thức như đầu tư khung dệt, tranh thủ dự án phát triển nghề… nên hiện nay nghề truyền thống dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, đã sôi động trở lại, làm ra nhiều sản phẩm độc đáo phục vụ khách du lịch trong, ngoài tỉnh và vươn ra thị trường quốc tế như Hoa Kỳ, Australia, Pháp, Đức, Thái Lan, Campuchia… Bà Neáng Nhây, một phụ nữ…
Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ – một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn Huế. Nằm bên dòng sông Như Ý, làng Tây Hồ (xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) từ lâu đã nổi tiếng với nghề chằm nón lá truyền thống. Nghề chằm nón lá đã hình thành cách đây hàng trăm năm và nón bài thơ – một nét đặc trưng của Huế cũng xuất phát từ làng nón Tây Hồ (vùng đất đã từng nổi danh có nhiều cô gái…
Cách thị trấn Vạn Dã khoảng 03km về phía Bắc, Làng gốm Trung Dõng thuộc địa phận của xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh. Cho đến nay, những người thợ (kể cả những người thợ lớn tuổi nhất) thuộc Làng gốm Trung Dõng hầu như không ai xác định được một cách cụ thể về thời điểm làng gốm của mình ra đời, mà chỉ biết rằng, đấy là làng nghề truyền thống đã tồn tại trên dưới 200 năm, do những người thợ gốm từ Làng Phụng Tường, Bình Tiến (tỉnh Phú Yên) trong quá trình vào lập nghiệp…
Hiện nay có rất nhiều làng vẫn giữ được nghề làm mành tre góp phần gìn giữ, bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống vô giá của dân tộc trong đó có làng Cuông ( nay là thôn Đa Quang), xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên.Đây là nghề truyền thống đã có từ lâu đời, nuôi sống dân làng trong những lúc nông nhàn hay những ” ngày Tám, tháng Ba”. Đối với người dân nơi đây, việc làm mành không những tăng thu nhập cho gia đình mà còn là niềm vui, là những phút…
Những hạt đậu tương loại nhỏ, chỉ được trồng vào mùa xuân trên đất bãi dọc sông Lam bóc ra phơi được nắng, nước dòng sông Lam múc lên đúng lúc con nước đang ròng, tinh khiết…, tất cả làm nên những chai tương Nam Đàn sóng sánh màu cánh gián, với 3 tầng đều nhau: mốc tương, nước tương và cái tương.Tuy không phải là cao lương mỹ vị nhưng từ bao đời nay, tương Nam Đàn vẫn được biết đến là thương hiệu mang nét đặc trưng riêng của xứ Nghệ. Nghề làm tương ở Nam Đàn…
Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời trong cuộc sống của người Bana ở Vĩnh Thạnh. Tuy nhiên, qua nhiều năm do nhịp sống thay đổi, nhiều người sử dụng các sản phẩm hàng may mặc hiện đại nên các sản phẩm thổ cẩm có ít người dùng, nghề dệt thổ cẩm cũng dần mai một. Những đường nét hoa văn thổ cẩm truyền thống đã dần vắng bóng trên trang phục người Bana trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, kể cả những ngày lễ hội. Do đó, để khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm-hoạt động mang…
Cách TP Cần Thơ chừng 5 km, làng cổ Long Tuyền được coi là nơi hội tụ phong khí văn hóa, tượng trưng cho vẻ đẹp sông nước miệt vườn. Một quần thể di tích từ đình Bình Thủy, các chùa Hội Linh, Nam Nhã, Long Quang, mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa tới trụ sở An Nam Cộng sản Đảng, căn cứ Vườn mận, vườn cây trái dọc lộ Vòng cung sẽ nối liền với chợ nổi Phong Điền, mộ cử nhân Phan Văn Trị, vườn Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng… tạo thành tuyến du lịch hấp dẫn.…