Tác giả: admin

Những ngày mùa đông này, đồi cỏ hồng ở Đà Lạt có một sức hút kỳ lạ không chỉ đối với những người đã từng đặt chân đến mà cả đối với những người chỉ mới nghe tên gọi. Là loài cỏ mọc dại, cỏ hồng thường mọc thành từng cụm. Thu sang, cỏ hồng ở Đà Lạt bắt đầu nở và tới những ngày đầu đông chính là thời điểm đẹp nhất. Điểm đặc biệt, đồi cỏ hồng sẽ biến thành đồi “cỏ tuyết” chỉ sau một đêm. Nằm cách Đà Lạt gần 15km, đồi cỏ hồng hiện đang…

Read More

Với số lượng người dân tộc Thái chiếm đến hơn 90%, buôn Thái (xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar) vẫn còn lưu lại nhiều phong tục văn hóa đặc sắc, trong đó có tục “ngủ thăm”.Đến ngủ để thăm hỏi nhau Nhắc đến tục “ngủ thăm”, chúng ta thường mường tượng đến cảnh trai gái ngủ cùng nhau, tuy nhiên trên thực tế lại không chỉ có vậy. Người Thái ở Ea Kuêh còn ngủ thăm để hỏi han chuyện trò, tâm sự cùng nhau và để chúc nhau nhanh khỏi bệnh mỗi khi ốm đau. Theo ông Ngô Văn…

Read More

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận “Nghệ thuật hô/hát Bài chòi dân gian ở thành phố Đà Nẵng” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh bài chòi, 16 di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng của các địa phương khác cũng được công nhận trong đợt này như: Nghề mộc Kim Bồng (Hội An, Quảng Nam), nghề khai thác yến sào Thanh Châu (Hội An, Quảng Nam), Lễ hội đình Lưu Sá (thành phố Hà Nội), Lễ hội đền Cửa Ông (Quảng Ninh), Hát trống quân (Hưng Yên),…

Read More

Vừa qua tại Thiền Viện Sùng Phúc Gia Lâm, Hà Nội, Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm”. Quang cảnh Hội thảo. Nguồn ảnh: vnu.edu.vn Hội thảo nhằm giới thiệu, đánh giá các di sản văn hóa, các di tích lịch sử, phân tích, làm rõ thêm giá trị của hệ thống các di tích liên quan đến Phật hoàng…

Read More

Song hành cùng với sự phát triển của lịch sử qua quá trình tiếp xúc, giao thoa với các tộc người khác, lễ ăn hỏi của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn, Nghệ An có những biến đổi nhất định. Chính vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện về nét đẹp của bản sắc dân tộc thông qua lễ ăn hỏi. Lễ ăn hỏi truyền thống, nét đặc sắc đó được thể hiện trong nhiều phương diện từ việc tìm hiểu quan niệm cưới xin đến các lễ vật và đặc biệt nó còn gắn liền với đời sống,…

Read More

Quê hương của những làn điệu dân ca quan họ có rất nhiều món ngon như: thịt chuột Đình Bảng, nem làng Bùi, gà Hồ, bánh phu thê…khiến bạn không thể cưỡng nổi khi tới nơi đây.Thịt chuột Đình Bảng Theo người trong làng, Đình Bảng săn chuột không phải để kiếm sống như nhiều nơi khác nó xuất phát từ việc giúp mùa màng bội thu, người dân bắt chuột đồng để ăn quanh năm nhưng chủ yếu họ đi săn vào vụ gặt bởi thời gian này chuột sinh sản nhiều và thịt béo. Thịt chuột đồng có…

Read More

Trong đời sống văn hoá của mỗi dân tộc trên thế giới có nhiều phong tục, tập quán khác nhau mà dựa vào đó dễ dàng thấy được đặc thù văn hoá của từng tộc người. Và đồng bào Mông cũng không nằm ngoài xu thế đó. Các nghi thức tín ngưỡng vòng đời người: Trẻ em sinh ra được một tháng thì người ta làm lễ đặt tên, đồng thời với lễ đặt tên con là đặt lại tên cho bố mẹ (có con đầu lòng), thường thì người ta chỉ ghép thêm tên đệm vào tên cũ. Chẳng…

Read More

Ban đầu, đó là món cháo môn của người nghèo Mã Liềng, sau đó lan sang mảnh nhà của người Nguồn (Minh Hóa), rồi sẻ chia với anh em người Kinh phía huyện Tuyên Hóa làm ấm lòng mỗi bận đông sang. Bát cháo giản dị thôi nhưng được mời là một diễm phúc để biết tấm lòng nhà khó tuy cái ăn chưa dư dả nhưng đãi đằng khách khứa luôn hào hoa.Trời mùa đông mưa lất phất kéo khắp các ngọn núi đá vôi trên miền tây Quảng Bình. Con đường vòng vèo giữa cao nguyên Quy Đạt…

Read More

Thác Đồng Quan, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân là điểm đến lý tưởng để mọi người tìm đến giải tỏa hết mọi ưu tư, muộn phiền.Thế nên mới có câu: “Một lần đến thác Đồng Quan/ Ưu tư tan hết, nấc thang thiên đàng”. Không gian ở nơi đây thật khác lạ, tiếng nước chảy ào ào suốt ngày đêm, cây cối um tùm, chim kêu chíu chít… khiến bất kỳ ai cũng xua tan mọi ưu tư để thả hồn theo thiên nhiên.Chỉ cách trung tâm huyện Như Xuân vài km, thác Đồng Quan bắt nguồn từ đỉnh…

Read More

Trang phục của người Cao Lan được chia ra làm hai loại khác nhau đó là trang phục ngày thường và trang phục ngày hội. Trang phục trong đám cưới của đồng bào Cao Lan cũng không khác ngày thường là mấy. Trang phục ngày thường Trang phục nam giới: có màu chàm hoặc nhuộm màu đen, kèm theo một chiếc mũ nồi. Ngoài mũ, áo và quần còn có guốc làm bằng gỗ. Nhưng chỉ đi guốc vào các buổi lễ, tết, ma chay, cưới xin. Còn các ngày thường thì họ đi chân đất. Trang phục nữ giới:…

Read More