Xã An Đổ (Bình Lục) có hơn 8000 nhân khẩu, 2700 hộ. Nơi đây có nghề làm dũa – một nghề độc nhất vô nhị mà chưa làng nghề nào có được ở Việt Nam.Hiện nay ở An Đổ có hơn 200 hộ sản xuất dũa, tập trung chủ yếu ở thôn Đại Phu. Những năm 1960 – 1964 rồi 1976 – 1982, nghề dũa ở Đại Phu đã tạo ra niềm tin đối với khách hàng xa và gần. HTX tiểu thủ công nghiệp Đại Phu được trang bị máy dập răng, xưởng cơ khí với hơn 200 công…
Tác giả: admin
Trong các làng nghề truyền thống ở Phú Yên, nghề dệt chiếu Cù Du hình thành rất sớm. Sách Phủ biên tập lại do Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776 có nói đến hộ quan tịch (dệt chiếu), hộ cù du”. Tại huyện Tuy Hòa: Làng – nghề dệt chiếu nổi tiếng nhất là Trường Thịnh, nay thuộc thôn Trường Thịnh, xã Hòa Vinh, huyện Đông Hòa và xóm Chiếu nay thuộc phường 7, thành phố Tuy Hòa (nguyên xưa là Thuộc Hà Bạc, huyện Tuy Hòa). Hiện nay có 70 hộ làm nghề. Tại huyện Đồng Xuân (xưa):…
Chạm bạc Ðồng Xâm với những sản phẩm tuyệt mỹ, có một không hai, mang tên một trung tâm làm đồ kim hoàn nổi tiếng và lâu đời ở Việt Nam: làng Ðồng Xâm. Nếu như Châu Khê (Hải Hưng) sản xuất đồ trang sức bằng vàng là chính; Ðịnh Công (Hà Nội) chủ yếu làm nữ trang bằng vàng, thì Ðồng Xâm (Thái Bình) chuyên nghề chạm bạc. Làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm (tên cũ là Ðường Thâm) nằm ở bên hữu ngạn sông Ðồng Giang, thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Những ghi chép…
Câu ca, Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới cho thấy chiếc chiếu làng Hới thân thuộc như thế nào trong đời sống nhân dân. Sở dĩ có tên là chiếu Hới vì ngày xưa những chiếc chiếu như thế đã được dệt ở làng Hới (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà). Ngày nay nghề dệt chiếu của làng Hới đã phát triển vượt ra khỏi làng, song những chiếc chiếu vẫn được gọi là chiếu Hới.Nghề dệt chiếu ở Hưng Hà đã có từ lâu đời. Sách Danh nhân Thái Bình viết: Nghiên cứu về…
Bắc Giang là tỉnh hiện còn bảo lưu được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của một làng Việt cổ, bao gồm các phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, lịch sử, lễ hội, dân ca, dân vũ… một trong những nét đẹp đặc trưng và có ý nghĩa đẹp đó là tục kết chạ giữa các làng với nhau. Người Bắc Giang nay vẫn còn lưu truyền chuyện kết chạ giữa hai làng: Làng Kim Thượng (xã Kim Lũ, Sóc Sơn, Hà Nội) và làng Trâu Lỗ (xã Mai Đình, Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang). Chuyện rằng:…
Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải – Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường…
Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, gần quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Tây Nam. Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị sinh hoạt của nhà nông đôi khi tưởng chỉ còn trên sách vở.Làng Phong Nam chiếm một phần lớn địa phận xã Hòa Châu, gồm các thôn Nam Thạnh,…
Ở Bình Định có chiếc nón lá Gò Găng nổi tiếng nhưng vẫn còn thêm một chiếc nón khác rất độc đáo, một sản phẩm ngày xưa chỉ dành cho giới quý tộc, quan binh triều đình, đó là chiếc nón ngựa…Tên nón ngựa đã nói lên cái riêng biệt của nó. Dẻo dai, bền bỉ như ngựa chăng? Hay là nón để đội lúc cỡi ngựa? Cả hai đều đúng cả. Cùng là họ hàng nhà nón nên chúng hao hao giống nhau, nón Gò Găng như cô gái yểu điệu, nón ngựa như một kẻ đầy quyền uy,…
Trung tâm Thông tin du lịch – Tổng cục Du lịch vừa hoàn thành in tái bản lần thứ 11 sách “Non nước Việt Nam”. Nội dung sách được cập nhật, bổ sung nhiều thông tin mới về các điểm du lịch ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Sách dày 756 trang. Lần tái bản này sách còn được bổ sung nhiều ảnh minh hoạ và các bản đồ du lịch. Giá bìa sách Non nước Việt Nam – 2010 là: 70.000 đ Trung tâm Thông tin Du lịch có chính sách giảm giá đặc biệt dành cho sinh viên khi mua…
Trung tâm Thông tin Du lịch (TITC) – Tổng cục Du lịch vừa phát hành sách Non nước Việt Nam tái bản lần thứ 10. Nội dung sách được bổ sung nhiều điểm du lịch mới, chỉnh sửa, cập nhật thông tin ở 63 tỉnh, thành phố, trong đó giới thiệu các điểm du lịch của Hà Nội sau khi sáp nhập. Sách dày 750 trang, in đẹp, rõ ràng, giá bìa vẫn 60.000 VNĐ. Bìa sách Non nước Việt Nam in lần thứ 10 là ảnh vịnh Hạ Long – Di sản thế giới ở Việt Nam, đang đứng vị trí cao trong danh…